Mục Lục Nội Dung
Huawei, sau một thời gian “ngấm đòn” bởi lệnh cấm của Mỹ vào các đối tác công nghệ quan trọng thì đã gần như buông bỏ mảng sản xuất smartphone.
Họ trượt dài khỏi TOP đầu thị phần toàn cầu, và cho đến nay thì đối tượng khách hàng dường như bị thu hẹp lại, cụ thể là khách hàng đa phần chỉ còn trong thị trường nội địa Trung Quốc.
Tuy nhiên, smartphone Trung Quốc luôn có một lượng lớn máy nội địa bị tràn ra bên ngoài, điều mà các hãng chưa có cách xử lý chung nhất. Nhưng một cách vô tình, đây có thể là con đường trở lại dành cho Huawei. Vậy cụ thể là như thế nào?
#1. Vấn nạn hàng nội địa và buôn lậu
Smartphone nội địa của Trung Quốc thật sự ngon. Ngoại trừ các máy có bản quốc tế như Xiaomi Mi, Redmi Note, Oppo Reno, có khá nhiều máy của các hãng đó lại không được chia sẻ cho thị trường khác, như một số phiên bản Reno ACE và các máy Gaming của Tencent.
Các bạn hiểu đơn giản thế này: Mỗi chiếc máy khi được phân phối chính hãng tới từng thị trường thì sẽ bị đánh thêm một khoản là thuế.
Các nhà sản xuất được ăn một phần từ khoản thuế này. Đó là lí do tại sao hàng nội địa của Redmi Note có thể rẻ hơn tới 2 lần so với hàng chính hãng Việt Nam.
Các máy từ các nhà phân phối không được ủy quyền thường có các tình trạng như 99%, Full box, 100% no box, không phụ kiện, Full tiếng Việt, Rom Quốc tế,… là hàng xách tay.
Và sau khi bạn nhìn lại: phải tới 70% số máy đang được bán đều trong tình trạng như vậy. Tức là các hãng đang mất đi một số tiền khổng lồ từ thuế, hoặc một số tiền gần bằng như vậy vào tay đội nhóm buôn lậu. Đây là điều mà không một chính phủ nào muốn cả !
Bên cạnh đó, Tencent, một ông trùm làm game với số lượng game nội địa khổng lồ đã hợp tác với các hãng smarphone để cho ra mắt Gaming Phone bản Tencent: Cấu hình min, phiên bản min, phụ kiện min, và đương nhiên là mức giá cũng min luôn.
Điều này giúp những thiết bị đắt đỏ do nhiều công nghệ này có thể dễ được tiếp cận hơn, kích thích thị trường game trong nước.
Nếu các bạn là một người quan tâm nhiều vào thị trường smartphone nước ta thì sẽ thấy, hầu hết ROG Phone bán ra đều là máy Tencent. Mức giá của nó khi về Việt Nam là khoảng hơn 10 triệu, rẻ hơn nhiều so với ROG Phone chính hãng (hơn 20 triệu).
Vậy nên các hãng đang cố gắng tìm ra phương pháp chung nhất và hiệu quả nhất để ngăn chặn nguồn hàng xách tay này.
#2. Nền công nghiệp smartphone ở Trung Quốc
Chê bai máy Tàu cho lắm, cuối cùng thì ai cũng phải dùng đồ Tàu mà thôi.
Dù sự kiện ra mắt của họ không được mọi người trên thế giới quan tâm quá nhiều, nhưng thị phần của các hãng đó cộng lại là lớn nhất ở hầu hết mọi thị trường.
Có thể thị phần của từng hãng không phải quá khổng lồ, nhưng được cái anh team đông thì vẫn không thằng nào ăn được.
Họ có gần như mọi thứ công nghệ của nền công nghiệp smartphone toàn thế giới: 5G, màn hình gập, vân tay âm màn, kính tiềm vọng,….
Họ phổ cập công nghệ mới trên flagship xuống các dòng máy tầm trung cực kì nhanh chóng và độc chiếm luôn phân khúc này, khiến Samsung phải tái cơ cấu tất cả các phân khúc và Apple cũng thèm muốn kiếm chác đôi chút từ phân khúc cận cao cấp.
#3. Cơ hội phần mềm
Theo một số nguồn tin, Huawei đang muốn tập trung phát triển phần mềm. Đây là thời điểm tốt hơn bao giờ hết để họ tập trung làm cái điều chưa từng có tiền lệ, đó là: Làm Rom nội địa.
Hầu hết các công ty sản xuất smartphone đều có các công ty trung gian hỗ trợ làm Rom sau khi được Google gửi Rom gốc và bản Update Android.
Vì đơn giản là họ không muốn chi quá nhiều tiền và nhân lực của mình vào những bước trung gian cho một bản Rom. Mà thay vào đó, thứ họ làm với phần mềm sẽ là bản vá cho UI, tính năng, dịch vụ, và tối ưu nó để hoạt động khớp với phần cứng mà thôi.
Kể sơ qua nha: Trung Quốc hiện đang có các hãng và các công ty con của các hãng smartphone sau:
- Huawei và Honor => 1 nhà
- OnePlus, Realme, Oppo, Vivo, iQOO => nhà BBK
- Xiaomi, Poco, Redmi => cùng 1 nhà
- Meizu => 1 nhà
- ASUS => 1 nhà
- Lenovo và Motorola => 1 nhà
- Và nhiều hãng nhỏ khác…
Mỗi nhà sẽ có một Rom và tinh chỉnh cho các công ty con, hoặc nhiều Rom khác nhau như nhà BBK.
Android và iOS gần đi đến sự bão hòa: iOS thì cóp nhặt tính năng từ Android khá nhiều, còn Android lại đang có xu hướng giao diện bo tròn dần và thu hẹp quyền can thiệp hệ thống giống như iOS.
Google cũng đã có động thái tạo một hệ điều hành khác sẵn sàng thay thế Android. Đây chính là cơ hội để Harmony OS của Huawei vươn lên để cạnh tranh.
Harmony OS, không gì khác, là một hệ điều hành được xây dựng trên AOSP (mã nguồn mở của Android). Với những bản update gần đây, Huawei đang cố gắng mô phỏng lại giao diện và tính năng sao cho nó giống hệt như Android của Google.
Điều này không hay lắm. Một hãng đứng đầu về thị trường smartphone như Huawei mà lại thiếu ý tưởng, hay là thèm thị phần tới cái mức phải bắt chước lại Android của Google, như một cách để lách luật cấm.
Nhưng chỉ cần mục đích sao chép đấy không còn thì mình nghĩ phần mềm của họ có thể sẽ phát triển một cách không tưởng.
Nếu Huawei trở thành nhà cung cấp phần mềm (nền tảng OS) cho các hãng điện thoại nội địa Trung Quốc, và các hãng này cũng tin tưởng sử dụng nó để dần thay thế cho Android thì sẽ có rất nhiều hiệu quả:
Thứ nhất: Một phương thức chống hàng xách tay hiệu quả. Bằng cách can thiệp vào Rom để chặn GMS được cài vào, vấn nạn này sẽ được giải quyết rất đơn giản cho tất cả các hãng.
Tiếp theo: Một thế lực mới sẽ cạnh tranh trực tiếp với Android và iOS. Vấn đề lớn nhất và đáng lo ngại nhất của Huawei về OS này là kho ứng dụng. Windows Phone đã chết, đây là một tấm gương rất thực tế mà họ nhìn ra.
Các Developer (lập trình viên) cũng chia sẻ rằng việc tạo app ứn g dụng cho HarmonyOS sẽ không đơn giản dừng lại ở việc port từ Android sang là xong.
Và với thị phần nhỏ bé hiện tại của HarmonyOS, cùng với việc việc ăn chia lợi nhuận với Huawei đã trở nên không quá hấp dẫn.
Vậy nên nếu thị phần này được mở rộng, HarmonyOS chắc chắn sẽ được các developer chú ý hơn nhiều so với hiện tại.
Thứ 3: Google đang có ý định bỏ rơi Android. Theo một số trang báo, Google đang có một dự án hệ điều hành sẵn sàng thay thế Android và đang có ý định lôi kéo Samsung thử nghiệm.
Tức là sao?
Tức là nếu hệ điều hành mới kia hoàn toàn khác biệt so với Android cũ, HarmonyOS nghiễm nhiên trở thành sự lựa chọn Android còn lại trên thị trường (nếu Google bỏ việc phát triển Android cho các OEM ngoài Trung Quốc như Sony, Samsung,…)
Tuy nhiên, vẫn chưa có hãng smartphone đồng hương nào đứng ra để thử nghiệm OS này với Huawei cả. Họ vẫn cho rằng quá nguy hiểm để đặt cược vào HarmonyOS, kể cả có là từ một ông trùm smartphone.
Cũng dễ hiểu thôi vì các ông lớn như Samsung và Windows cũng đã từng thua sấp mặt ở mặt trận này, cũng có nghĩa là không phải cứ có tiền và công nghệ là thắng. Cái cần thiết ở đây là sự ủng hộ từ 2 phía: Người dùng và Developer..
Các bạn thấy thế nào về vấn đề này? Hãy để lại comment phía bên dưới để anh em cùng thảo luận thêm nhé !
Đọc thêm:
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
0 Comments:
Đăng nhận xét