"Saturation of peripheral oxygen (SpO2)" (độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi hoặc gọi đơn giản là nồng độ oxy trong máu) là một trong những dấu hiệu sinh tồn quan trọng của cơ thể. Chỉ số SpO2 của một người bình thường sẽ ở mức 95% đến 100%, nếu thấp xuống mức dưới 94% là dấu hiệu cho thấy các vấn đề về sức khỏe và dưới mức 92% là dấu hiệu suy hô hấp nặng, xuống dưới 90% thì cần phải được cấp cứu và hỗ trợ y tế lập tức.
Đôi khi vì một lý do nào đó, nhiều người rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó thở… muốn kiểm tra xem chỉ số SpO2 của cơ thể để biết được có rơi vào tình trạng nguy hiểm hay không. Hiện có khá nhiều thiết bị đo chỉ số SpO2 đang được bán trên thị trường với các mức giá khác nhau. Một số mẫu smartwatch cũng được trang bị tính năng đo chỉ số SpO2.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần đo nhanh chỉ số SpO2 mà không có các thiết bị đo chuyên dụng, bạn có thể nhờ đến một trong 2 ứng dụng dưới đây để biến smartphone thành một thiết bị đo SpO2.
Ứng dụng giúp đo chỉ số SpO2 trên mọi smartphone
CarePlix Vitals là một trong những ứng dụng hỗ trợ đo chỉ số SpO2 bằng smartphone được nhiều người sử dụng nhất hiện nay nhờ vào ưu điểm dễ sử dụng và kết quả đo được đánh giá cao về mức độ chính xác.
CarePlix Vitals sẽ sử dụng đèn flash trên smartphone để ghi nhận sự thay đổi của mao mạch trên đầu ngón tay, kết hợp với các thuật toán để tính toán chỉ số SpO2 của cơ thể. Ngoài ra, ứng dụng còn giúp xác định được nhịp tim, nhịp thở… để từ đó cảnh báo cho người dùng biết nếu có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Hiện ứng dụng có cả phiên bản dành cho Android lẫn iOS. Với người dùng iOS, bạn có thể tìm và tải CarePlix Vitals từ kho ứng dụng AppStore.
Với người dùng Android, hiện CarePlix Vitals chưa được nhà phát triển đưa lên kho ứng dụng Google Play, do vậy người dùng cần phải download file định dạng .apk của ứng dụng này để cài đặt vào smartphone của mình.
Người dùng Android có thể download file cài đặt của CarePlix Vitals miễn phí tại địa chỉ https://ift.tt/3iXGGly.
Sau khi download, bạn đọc có thể cài đặt file .apk lên smartphone của mình.
Hướng dẫn sử dụng CarePlix Vitals để đo chỉ số SpO2
Trong lần đầu tiên kích hoạt ứng dụng sau khi cài đặt, CarePlix Vitals sẽ xin người dùng cấp quyền để sử dụng camera trên smartphone. Đây là tính năng cần thiết để ứng dụng có thể đo chỉ số SpO2 của người dùng. Nhấn nút "Cho phép" từ hộp thoại hiện ra.
Bước tiếp theo, ứng dụng sẽ yêu cầu người dùng đăng nhập vào tài khoản để sử dụng. Trong trường hợp chưa có tài khoản ứng dụng, bạn nhấn vào nút "Register", sau đó điền thông tin (họ, tên, địa chỉ email, mật khẩu…) vào các hộp thoại tương ứng, đánh dấu đồng ý các điều khoản sử dụng, rồi nhấn nút "Register" ở phía dưới.
Sau khi hoàn tất bước đăng ký và đăng nhập vào tài khoản của ứng dụng, từ giao diện chính của CarePlix Vitals, nhấn vào nút "Scan Vitals", sau đó nhấn tiếp vào nút "Start Scan" tại giao diện hiện ra.
Sau khi nhấn nút, đèn flash trên smartphone sẽ được bật sáng, lúc này người dùng đặt ngón tay trỏ vào ống kính camera ở mặt sau smartphone, sát vị trí đèn flash, rồi nhấn nút "Proceed". Điều chỉnh vị trí đặt ngón tay nếu xuất hiện thông điệp "Signal strength is very poor".
Lưu ý: bạn không nên đặt tay trực tiếp lên đèn flash vì nhiệt độ cao có thể gây bỏng ngón tay.
Giữ cố định tay và vị trí ngón tay trên smartphone trong quá trình đo. Sau chừng vài giây, ứng dụng CarePlix Vitals sẽ hiển thị các thông tin như chỉ số nhịp tim, chỉ số SpO2, nhịp thở…
Sau khi quá trình đo kết thúc, một hộp thoại hiện ra để người dùng có thể khai báo mình đã thực hiện đo các thông số trong trường hợp nào. Chọn "Resting" nếu đo khi đang nghỉ ngơi, chọn "Standing" nếu đo khi đang đứng, chọn "Walking" nếu đo sau khi đi bộ và "Running" nếu sau khi chạy.
Để lưu lại kết quả đo, nhấn nút "Add to Vitals history", các thông số từ lần đo sẽ được lưu vào lịch sử ứng dụng để người dùng có thể theo dõi các chỉ số sức khỏe của cơ thể theo thời gian. Nhấn nút "Vitals History" trên giao diện chính của ứng dụng để xem lại thông số ở các lần đo trước đây.
Qua quá trình dùng ứng dụng và so sánh kết quả đo bằng smartwatch với ứng dụng, có thể thấy các thông số như nhịp tim và SpO2 khá tương đồng.
Hướng dẫn dùng smartphone đo chỉ số nồng độ oxy trong máu
Hướng dẫn đo chỉ số SpO2 đối với các smartphone được tích hợp cảm biến đo nhịp tim
Cảm biến đo nhịp tim là tính năng được tích hợp trên một số mẫu smartphone cao cấp thế hệ cũ của Samsung, như dòng Galaxy S và Galaxy Note. Ngoài ra, một vài hãng smartphone khác cũng tích hợp cảm biến này trên sản phẩm của mình.
Chức năng chính của cảm biến đo nhịp tim là để đo nhịp tim mỗi phút của người dùng, nhưng bạn cũng có thể tận dụng cảm biến này để đo chỉ số SpO2 của cơ thể. Trong trường hợp smartphone của bạn có tích hợp cảm biến đo nhịp tim, bạn có thể nhờ đến ứng dụng Pulse Monitor để đo chỉ số SpO2.
Ứng dụng có cả phiên bản dành cho Android lẫn iOS, nhưng ứng dụng phiên bản iOS chỉ hỗ trợ đo nhịp tim mà không có tính năng đo chỉ số SpO2 (do iPhone không được tích hợp cảm biến đo nhịp tim). Người dùng có thể tìm và tải từ kho ứng dụng CH Play/App Store.
Khác với ứng dụng CarePlix Vitals kể trên, bạn có thể dùng ứng dụng này mà không cần đăng ký hay đăng nhập vào tài khoản. Sau khi kích hoạt và nhấn vào giao diện chính của ứng dụng, đèn cảm biến đo nhịp tim trên smartphone sẽ được bật sáng, người dùng chỉ việc đặt ngón tay trỏ vào cảm biến này, giữ cho tay và cơ thể được ổn định trong quá trình đo.
Sau khi quá trình đo kết thúc, ứng dụng sẽ hiển thị đầy đủ thông số về nhịp tim mỗi phút cũng như thông số SpO2 của cơ thể. Lịch sử của các quá trình đo sẽ được ứng dụng lưu lại để người dùng có thể xem và tham khảo ở những lần sau.
Lưu ý: bạn nên chùi sạch cảm biến đo nhịp tim trước khi sử dụng để có được kết quả đo chính xác nhất.
Bạn có thể sử dụng đồng thời cả ứng dụng CarePlix Vitals lẫn ứng dụng này để có thể so sánh kết quả của 2 ứng dụng, từ đó có thể biết được chỉ số SpO2 do các ứng dụng chỉ ra có chính xác hay không.
Dùng smartphone đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim
Lưu ý: những ứng dụng kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các thiết bị đo và các dụng cụ y tế chuyên dụng. Tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ nếu phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe và các chỉ số SpO2 xuống mức thấp hơn khuyến cáo.
Theo Dân trí
Nguồn: https://ift.tt/3j6VZIC
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
0 Comments:
Đăng nhận xét