Mục Lục Nội Dung
Như các bạn đã biết, nước Mỹ dưới thời Donald Trump cho đến thời điểm hiện tại liên tục áp đặt các lệnh cấm nhằm ngăn chặn các công ty Trung Quốc làm ăn với Hoa Kỳ, và các open-source (mã nguồn mở) cũng không phải là ngoại lệ.
Mỹ đã cho hãng smartphone lớn nhất thế giới (từng có thời điểm) hiểu rằng: Họ rất khó sống khi thiếu đi chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ, nhất là những thành phần có hàm lượng công nghệ cao như chip xử lý và hệ điều hành (OS).
Đặc biệt là trong bối cảnh những vết nhơ về “ăn cắp trí tuệ”, “gian lận thương mại”, “tấn công mạng”… của Trung Quốc đã khiến Mỹ liên tục phải đặt ra nghi vấn. Và đúng như dự đoán, sau lệnh cấm của chính phủ Mỹ thì Huawei đã “sấp mặt” với doanh số đang tụt thảm hại.
#1. Sơ lược về hệ điều hành HarmonyOS của Huawei
HarmonyOS hay còn gọi là HongmengOS (tên gọi bản địa ở Trung Quốc) là hệ điều hành điện thoại do Huawei tạo ra (hãng này tự nhận vậy) sau những lệnh cấm từ Mỹ.
Và một trong những đòn chí mạng từ lệnh cấm này là Huawei không còn được sử dụng hệ điều hành Android, cùng với hệ sinh thái của Google nữa, thứ mà một người dùng phổ thông rất cần.
Có lẽ nhiều bạn ở đây sẽ rất nể phục Huawei ở chỗ, ngay sau khi gặp khó khăn, họ đã nỗ lực vùng lên để tự xây dựng những thứ lớn lao cho riêng mình ( ở đây là hệ điều hành riêng) để khẳng định khả năng thực sự của họ.
Bằng chứng là Huawei đã cho ra mắt hệ điều hành HarmonyOS không lâu sau đó và được CNN gọi đó là “đối thủ đáng gờm của Android”. CEO-Richard Yu của hãng còn nhấn mạnh “hệ điều hành này hoàn toàn khác biệt với Android và iOS”, vân vân và mây mây…
Đọc thêm:
Nhưng sự thật thì sao?
Vâng, theo các nghiên cứu/ điều tra không mấy tốn mồ hôi của các phóng viên cũng như chuyên gia từ The Verge/ Ars Technica thì họ khẳng định:
HarmonyOS chỉ là một bản sao của Android 10 với một chút thay đổi trong tên gọi và lược bỏ đi những công nghệ của Mỹ (như Google Apps).
#2. HarmonyOS là một hệ điều hành “siêu việt” hay là cái bóng của Android?
HarmonyOS ban đầu được Huawei quảng cáo là một hệ điều hành riêng biệt để cạnh tranh sòng phẳng với Android và iOS, và nó có thể chạy trên nhiều nên tảng như: smartphone, Smart TV,…
Nhưng theo như đánh giá ban đầu của chuyên gia RonAmadeo (trên trang ArsTechnica) về chương trình BETA của Huawei thì mọi thứ rất tệ, cụ thể thì:
+ Việc tham gia chương trình Beta/ Developer rất khó khăn: Phải mất đến 2 ngày để được phê duyệt bằng tay (kiểu như điều tra lý lịch cá nhân), phải gửi Hộ chiếu, Thẻ chứng minh ID, và đặc biệt là thông tin Thẻ tín dụng cho phía Huawei.
Khác hẳn với tinh thần “open” của Android các bạn ạ, với Google thì các bạn chỉ việc tạo tài khoản rồi tải về Android SDK là đã có thể sẵn sàng phát triển ứng dụng ngay. Đúng với cái tên Open Source của nó !
+ Khác với Android thì HarmonyOS chỉ cho phép chạy giả lập dưới dạng streaming, nghĩa là thay vì bạn chạy toàn bộ hệ điều hành trên máy thì bạn sẽ được remote với một điện thoại giả lập trên máy chủ của Huawei.
Có vẻ như hãng này đang tìm mọi cách để mã nguồn Harmony OS không bị lọt ra ngoài (thứ mà hãng quảng cáo là hệ điều hành open-source)
+ Điều đáng buồn là để có HarmonyOS thì kiểu như Huawei mở Android ra rồi Find-and-Replace “Android” thành “Harmony” vậy, phần mã nguồn Android 10 vẫn y chang.
Quả thật không sai khi nói HarmonyOS là “rượu cũ bình mới” của Android, Huawei lấy mã nguồn Android rồi “khoác lên” skin EMUI và gọi nó là HarmonyOS ^^
Do không còn khả năng mua bản quyền Android nữa nên hãng phải sử dụng phiên bản mã nguồn mở của Open Source Android Project (phiên bản này sẽ nhận các bản cập nhật Android chậm hơn nhiều nếu không muốn nói là lỗi thời).
Bạn đọc bài viết này để hiểu hơn về những gì mình đang nói nhé: Chiến tranh kinh tế Mỹ – Trung và câu chuyện Google vs Huawei
Đó là chưa kể trên thị trường hiện nay, việc lấy ASOP rồi làm ROM riêng thì đã nhan nhản với những cái tên đã có chỗ đứng (nói nôm na là ROM Cook, độ ROM, ROM Gaming) như: LinageOS, HadesROM, Resurrection Remix OS, CyanogenMod,…
Còn nói về việc lấy ASOP làm thương mại hóa thì những bài học cay đắng của Windows Phone, Blackberry 10, Sailfish OS, Ubuntu Touch, Firefox OS, Symbian, MeeGo, WebOS, hay Samsung’s Tizen chắc Huawei sẽ hiểu hơn ai hết !
#3. Tổng kết
Các bạn nên nhớ, hệ điều hành macOS cũng như một số phần mềm mà Apple sử dụng cũng được phát triển từ open-source, cụ thể ở đây là Linux.
Nhưng nhờ việc tập trung chất xám, cùng với hàm lượng công nghệ được đầu tư kỹ lưỡng thì giờ đây, không ai nghĩ hệ sinh thái hoàn hảo này của Apple là một “phiên bản” của ai cả, nó có một dấu ấn và đẳng cấp rất riêng !
Không ai cấm cản việc lấy phần mềm mã nguồn mở về để phát triển thành phiên bản riêng, thành phiên bản độc quyền cả, nhưng với tình hình như này thì chắc Huawei không có ý định thừa nhận HarmonyOS là con cháu của Android, cũng như chi tiền bản quyền cho Google đâu :))
Cái này thuộc về vấn đề “đạo đức kinh doanh” hơn là chuyện bản quyền trí tuệ, các bạn có thể ném đá, tẩy chay, dùng hay không dùng là quyền của các bạn..
NHƯNG đừng nên biến tướng nó thành các cuộc tấn công mạng, “deface”, DDoS các mạng của Tàu, hoặc tệ hơn là tẩy chay người Trung Quốc,… hãy để pháp luật giải quyết, hãy là người dùng thông thái nha các bạn !
Hết “phốt” chôm chỉa thiết kế máy bay tiêm kích F35 của Mỹ, đến việc copy Linux Distro thành KylinOS, giờ đến lấy Android làm-của-riêng thế này thì phải công nhận lối chơi của các hãng Trung Quốc rất “phóng khoáng” nhỉ ᵔᴥᵔ, các bạn nghĩ sao?
CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
0 Comments:
Đăng nhận xét