Năm 1968 là một năm đáng quên của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đây cũng là năm mà quân đội ta có những chiến thắng vang dội mở màn cho những thắng lợi liên tiếp và đi đến ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 1975.
Vâng, và trong năm 1968, có lẽ trận đánh lớn nhất và quân đội Mỹ thiệt hại nhiều nhất phải nói đến trận ở Khe Sanh.
Để rồi khi nhận chức, trong bài diễn văn của mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhắc đến cái tên Khe sanh như một sự hy sinh xương máu của quân đội Mỹ tại chiến trường Việt Nam.
Trận Khe Sanh là một trận đánh lớn và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quan trọng đến nỗi các trang tin lớn trên thế giới thời đó phải giành 50% thời lượng để đưa tin về trận đánh này.
Không những thế, đến ngay cả Tổng thống Lyndon B Johnson cũng đã cho dựng hẳn sa bàn Khe Sanh tại nhà để tiện theo dõi.
Từng đó thôi thì ta cũng có thể hiểu được rằng, trận chiến này có ý nghĩa quan trọng như thế nào, nó mang tính chất quyết định đến thế cục của cuộc kháng chiến đối với cả Việt Nam và Mỹ.
Nhưng trước khi tìm hiểu kỹ hơn về trận đánh này thì mời các bạn hãy cùng Blog Chia Sẻ Kiến Thức [dot] com lật ngược trang sách lịch sử, để cùng tìm hiểu lý do tại sao Mỹ lại có mặt tại Miền Nam Việt Nam đã nhé.
Với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, một trận đánh tiêu biểu làm rung động năm châu, chấn động địa cầu của đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Điện Biên Phủ, đã khiến Pháp phải khiếp sợ và nhận lấy thất bại nặng nề.
Cũng sau chiến thắng vang dội đó, chúng ta đã ngồi vào bàn đàm phán tại hiệp định Geneva để ký kết về việc tạm thời chia cắt đất nước qua vĩ tuyến 17.
Theo Wikipedia: Vĩ tuyến 17 (vĩ tuyến 17° Bắc), dọc sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, làm phân định giới tuyến quân sự Bắc – Nam tạm thời cho Việt Nam.
Và cũng trong hiệp định tại Paris ta đã khẳng định rằng, vĩ tuyến 17 không được xem là biên giới chính trị hay chia cắt lãnh thổ, mà chỉ được xem là ranh giới chia cắt tạm thời cho đến tháng 7 năm 1956 sẽ có một cuộc tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước.
Nhưng với mưu mô và tính toán của mình, Pháp đã cài vào hiệp định một điều khoản hết sức lạ đời, đó là: nhân dân hai Miền sẽ được tự do đi lại trong 30 ngày.
Vậy đằng sau những tính toán đó là gì, tại sao Pháp phải gài điều khoản đó vào trong hiệp định nhỉ?
Vâng ! Đầu tiên, làm như vậy, Pháp sẽ chứng minh với cả thế giới rằng nhân dân ở Việt Nam muốn rời bỏ chế độ Miền Bắc để di cư vào Miền Nam.
Không những thế, việc di cư vào Miền Nam cũng tạo cho bọn họ có một lượng lớn quân lính tay sai, trong đó có nhiều người rất giỏi để làm tay sai cho bọn chúng.
Theo thống kê có đến 1,3 triệu người di cư kể từ lúc đó, và trong đó có đến một triệu người là di cư từ Bắc vào Nam, chiếm một tỷ lệ khá là lớn.
Vậy tại sao lại có nhiều người di cư từ Bắc vào Nam như vậy, trong khi Miền Bắc vừa mới đánh cho Pháp te tua ở trận Điện Biên Phủ? Bạn đang thắc mắc như vậy đúng không?
Trước tiên, hãy cùng mình lật lại lịch sử một lần nữa, vào thế kỷ 17 người phương Tây (cụ thể là các giáo sĩ) đã đi theo những con tàu thương lái để đến Việt Nam, đồng thời truyền bá tín ngưỡng.
Và cũng chính những đạo sĩ và những người theo đạo giáo bị chính quyền nhà Nguyễn đàn áp trong công cuộc đóng cửa đất nước là một phần lý do khiến người phương Tây (cụ thể là Pháp và Bồ Đào Nha) đổ bộ lên nước ta, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược.
Trở lại với cuộc di cư, hầu hết người đi từ Bắc vào Nam là theo đạo Công Giáo. Họ bị các cha xứ tác động rằng Miền Nam có vị thủ tướng theo đạo Công giáo đang chờ đón họ.
Và khi đi vào đó, họ sẽ được ưu tiên với các chính sách ưu đãi hơn, và sẽ cấp cho họ những vùng đất màu mỡ để kinh doanh, làm ăn.
Đến đây ta càng thấy được sự nham hiểm trong điều khoản này, đây không phải là chiến tranh bằng súng đạn, nhưng nó nguy hiểm hơn rất nhiều lần.
Cuộc chiến tranh tâm lý này sẽ gây ra hậu quả lớn hơn rất nhiều lần, và để thực hiện hóa điều này, Mỹ lại tiếp tục tung tin rằng Miền Bắc chuẩn bị mở những cuộc đàn áp nhắm vào những người theo đạo Công Giáo.
Quay trở lại với hiệp định Giơnevơ, như Bác Hồ đã tiên đoán từ trước, Mỹ sẽ chẳng chịu để yên cho ta và chẳng có một cuộc tổng tuyển cử gì ở đây cả.
Đơn giản vì Mỹ viện trợ đến 80% cho Pháp để phục vụ cho chiến tranh, vì thế sẽ chẳng có lý do gì mà Mỹ chịu mất không 80% tiền viện trợ đó.
Thế nên chớ có mừng vội, sau khi thắng được Pháp rồi ta sẽ phải chuẩn bị đánh với Mỹ. Đó là những gì mà Bác Hồ đã tiên đoán từ trước.
Và đúng như thế, Mỹ đã dựng lên một chế độ bù nhìn mang tên Ngô Đình Diệm. Một cuộc bầu cử được dàn dựng lộ liễu đến nỗi Ngô Đình Diệm nhận được đến 98,2% phiếu bầu.
Nực cười hơn khi trước đó không lâu, tổng thống đương nhiệm của Mỹ là Eisenhower cho rằng không ai có thể nhận hơn 90% phiếu bầu trong một cuộc bầu cử tự do.
Và sự lộ liễu và nực cười ấy càng được thể hiện rõ hơn khi Ngô Đình Diệm nhận được 600.000 phiếu bầu ở Sài Gòn, trong khi con số cử tri chỉ là 400.000 ◔◡◔
Cũng chính vì thế mà chẳng có một cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước nào xảy ra ở đây cả. Đơn giản vì Mỹ hiểu rằng, nếu như để cho cuộc tổng tuyển cử diễn ra một cách tự nhiên, thì không có cửa nào cho bọn bù nhìn, tay sai của Mỹ giành được thắng lợi.
Tất cả mọi người đều tin tưởng và chắc chắn sẽ bầu cho Hồ Chủ Tịch. Thống kê cũng chỉ ra rằng nếu cuộc tổng tuyển cử xảy ra thì có ít nhất là 80% dân số sẽ bầu cho Bác Hồ.
Còn một lý do khác nữa mà bằng mọi giá Mỹ ngăn không cho cuộc tổng tuyển cử xảy ra là vì nếu chúng ta thống nhất được đất nước, hiệu ứng domino sẽ xảy ra.
Khi đó, tinh thần Cộng sản của nhiều nước bị áp bức trên thế giới sẽ nổi lên và giành chính quyền. Khi đó sự bá chủ thế giới của Mỹ sẽ bị lung lay.
Và vĩ tuyến 17 cũng như chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm chính là con đê ngăn chặn con sóng Cộng sản ngày càng lớn mạnh.
Okay, như vậy là trong phần #1 của bài viết này, mình đã giúp các bạn tìm hiểu được lý do tại sao Mỹ lại nhảy vào cuộc chiến ở Việt Nam.
Đây cũng là mở màn cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Nếu muốn biết thêm về chiến dịch lịch sử Mậu Thân 1968 thì các bạn đừng quên ghé thăm Blog để hóng những bài viết tiếp theo nhé. Chúc bạn có một ngày làm việc vui vẻ sau khi đọc những trang sử hào hùng của dân tộc ^^
Đọc thêm:
CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
0 Comments:
Đăng nhận xét